Cách bảo quản ghế văn phòng Epsilon

*** PHẦN 1 – Cha ông ta có câu “Của bền tại người” và ghế văn phòng cũng không ngoại lệ. Với mỗi loại chất liệu ghế, người sử dụng cần có cách bảo quản phù hợp để sản phẩm có thể đảm bảo được độ bền và vẻ đẹp theo thời gian.

I/ Thời gian làm sạch ghế định kỳ

Thông thường bạn nên vệ sinh ghế định kỳ một tuần một lần để đảm bảo ghế được sạch sẽ, bụi bẩn không bám lại, các vi khuẩn cũng không có cơ hội phát triển.

  1. A. PHẦN LƯNG GHẾ

– Đối với ghế lưới: việc vệ sinh yêu cầu tỉ mỉ và cẩn thận hơn các dòng ghế văn phòng khác. Bạn cần vệ sinh kỹ bụi bám ở các sợi lưới. Tránh vệ sinh qua loa.

Nếu không may chiếc ghế lưới bị dính bẩn nhiều trong quá trình sử dụng, bạn nên lấy khăn bông mềm, sạch, thấm nước, vắt khô để lau. Bạn nên lau từ trong ra ngoài để tránh cho vết bẩn không bị dây sang các vị trí khác, đặc biệt giúp không để lại vết bẩn trên bề mặt. Sau khi lau xong cần dùng máy sấy chuyên dụng sấy khô để tránh sinh mùi và ẩm mốc.

– Đối với ghế vải: Do đặc thù chất liệu vải, nỉ nên mẫu ghế này bám bụi rất nhanh. Vì vậy đều đặn hàng tuần người sử dụng nên làm sạch bụi trên ghế bằng máy hút bụi hoặc lấy khăn khô lau sạch. Trong quá trình lau bụi chú ý làm sạch bụi kẹt ở các sợi vải nỉ, những chỗ khuất. Khi lỡ bị đổ cà phê, trà, mực… lên ghế, bạn cần vệ sinh ngay. Sau khi dùng vải mềm hút hết chất lỏng bị đổ, bạn nên dùng một chiếc khăn sạch, thấm ít nước, vắt thật khô rồi lau vết bẩn từ ngoài vào trong để tránh vết bẩn lan rộng ra ghế. Sau đó dùng máy sấy chuyên dụng sấy khô chỗ vải ướt vừa vệ sinh xong.

– Đối với ghế da, simili: lấy khăn bông sạch thấm nước sau đó vắt khô rồi lau nhẹ nhàng vài lần lên bề mặt da, simili. Trường hợp  chẳng may bạn làm đổ đồ uống lên bề mặt ghế da, hãy nhanh chóng lấy khăn sạch hoặc miếng mút sạch thấm khô chất lỏng, sau đó dùng khăn ẩm để lau. Nên để chỗ vừa lau tự khô, tuyệt đối không được dùng máy sấy để làm khô vì hơi nóng từ máy sấy sẽ làm da hoặc simili khô giòn, nhanh bị hỏng.

  1. B. PHẦN CHÂN GHẾ

1/ Đối với chân nhựa: Sử dụng khăn có chất liệu mềm để vệ sinh lau chân ghế. Khi lau chùi có thể pha nước với một ít xà phòng rửa chén (lưu ý pha loãng) và lau nhẹ nhàng bề mặt chân nhựa. Nên tránh dùng vải thô cứng dễ làm trầy xước bề mặt nhựa.

Với những vết dơ cứng đầu có thể sử dụng hỗn hợp giấm và banking soda (mua ở các cửa hàng, siêu thị) để vệ sinh, hoặc dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng (Vd: Toyo, 3M Plastic Cleaner …).

2/ Đối với dạng chân kim loại hoặc hợp kim nhôm (chân chrome, chân nhôm): sử dụng khăn khô mềm sạch để lau (nếu chưa sạch vết bẩn có thể dùng khăn bông mềm, sạch, thấm nước, vắt khô để lau và dùng khăn khô lau lại lần nữa) hoặc dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho kim loại để vệ sinh như: RP7 (lau theo hướng dẫn sử dụng trên thân chai).

C. PHẦN KHUNG VÀ TAY GHẾ

1/ Đối với khung ghế nhựa, tay ghế dạng nhựa, gác tay PU: Thực hiện vệ sinh như dạng chân nhựa.

2/ Đối với khung kim loại, tay ghế dạng kim loại hoặc hợp kim nhôm: Thực hiện vệ sinh như dạng chân ghế.

II/ Không sử dụng nước, cồn, chất tẩy rửa để vệ sinh ghế

Một lưu ý đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ: Bạn không được sử dụng bất cứ loại thuốc tẩy nào trong quá trình vệ sinh ghế. Thuốc tẩy sẽ khiến màu sắc của ghế bị phai, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của chiếc ghế. Phần bệ điều khiển, ống hơi, tay ghế, khung ghế và chân ghế dạng kim loại hoặc hợp kim nhôm khi tiếp xúc với môi trường có tính axit mạnh- kiềm mạnh, hoặc tiếp xúc nhiều với các chất oxi hóa (nước, xà phòng, cồn, dung dịch tẩy rửa, …) sẽ bị oxy hóa (rỉ sét). Ngoài ra trong thành phần ghế có gỗ định hình nên tuyệt đối không được sử dụng nước để làm sạch ghế vì sẽ gây ẩm, dễ sinh ra mối mọt, ảnh hưởng đến độ bền của ghế. Bạn chỉ nên vệ sinh bằng cách giặt khô.

 

*** PHẦN 2 – Ghế văn phòng là vật dụng quan trọng đối với mỗi nhân viên, chính vì thế mà nó cần được quan tâm ngay từ khâu lựa chọn cho đến khâu bảo quản. Vậy bạn đã biết cách bảo quản ghế văn phòng đúng cách chưa?

1/ Không ngồi lên ghế khi quần áo đang ướt, dính bụi bẩn

Không được ngồi lên ghế khi bạn đang đổ nhiều mồ hôi, quần áo ướt hay đang dính bụi bẩn. Độ ẩm kết hợp với bụi bẩn sẽ khiến cho ghế không chỉ mất đi tính thẩm mỹ mà còn khiến cho ghế dễ có mùi hôi, vi khuẩn có môi trường tốt để phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Tuyệt đối không nên đặt ghế văn phòng ở trong môi trưởng ẩm ướt, rò rỉ nước, nếu vào mùa mưa thì nên kê xa tường một chút.

Với ghế văn phòng làm bằng chất liệu vải, nỉ khi sử dụng một thời gian dài chắc chắn sẽ có mùi khó chịu. Để khắc phục những mùi hôi này bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt hương liệu lên bông gòn hoặc vải mềm, cuốn lại rồi nhét vô những góc ghế. Đây là một trong những cách hữu hiệu để loại bỏ mùi khó chịu và làm thơm mát căn phòng. Ngoài ra bạn có thể dùng nước xịt chuyên dụng cho các loại nệm, vải. Loại nước này giá thành khá rẻ, bạn có thể dễ dàng mua ở các siêu thị.

2/ Tránh để các vật nhọn trên ghế

Tốt nhất bạn không nên để các vật nhọn tiếp xúc với ghế để đảm bảo ghế không bị rách, xước khi vô ý. Nếu chẳng may phát hiện ra một đầu chỉ nào đó trên bề mặt ghế bị tuột ra, tuyệt đối không dùng tay để bứt ra mà chỉ cần dùng kéo cắt gọn đi là được. Ngoài ra hạn chế đặt các đồ vật nặng lên ghế để tránh ghế bị xẹp, mất đi sự đàn hồi êm ái vốn có.

3/ Tránh các va chạm mạnh

Bạn nên chú ý hạn chế tối đa các va chạm mạnh. Bởi chính các va chạm này sẽ khiến cho các linh – phụ kiện của ghế bị ảnh hưởng, không những thế còn khiến ghế bị biến dạng.

4/ Không đặt ghế văn phòng ở nơi có nhiệt độ cao

Hầu hết các loại ghế văn phòng đều hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao. Bạn không nên để ghế tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời bởi nó dễ bị khô, sờn, bạc màu theo thời gian. Nếu ghế đặt ở cạnh cửa sổ thì bạn cần bố trí rèm cửa. Ngoài ra cũng không nên bố trí ghế ở những môi trường có thiết bị tỏa nhiệt cao.

5/ Lưu ý với chân gỗ của ghế văn phòng 

Một số loại ghế văn phòng có phần khung chân gỗ. Bạn cần lưu ý bảo quản tốt phần này của ghế bởi gỗ là chất liệu rất dễ hư hỏng, mối mọt. Khi vệ sinh, lau chùi thì không nên để khăn quá ướt, cần vắt kỹ rồi mới tiến hành lau bề mặt gỗ, sau đó lau lại một lượt bằng khăn khô để đảm bảo tuổi thọ cho sản phẩm. Bạn cũng lưu ý không nên để chân ghế tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng để tránh hiện tượng bong tróc, cong vênh, xỉn màu.

Với “vài mẹo” chia sẻ như trên, Epsilon hy vọng giúp bạn có những thông tin hữu ích trong việc bảo quản những chiếc ghế văn phòng của mình luôn sạch, đẹp, bền với thời gian.